Mới đây, tại Bệnh viện Tổng hợp Đồng Tống, Trung Quốc đã tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân trẻ mới 21 tuổi tìm đến phòng cấp cứu lúc nửa đêm vì cảm thấy khó chịu ở ngực. Sau khi chụp điện tâm đồ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã gặp phải một cơn nhồi máu cơ tim điển hình. Khi thông tim, phát hiện mạch máu ở tim bị tắc 70 - 80%.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ cho biết, thông thường người trẻ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh phần nhiều liên quan mỡ máu cao bẩm sinh hay chức năng đông máu bất thường. Tuy nhiên, với trường hợp nam sinh đại học này, sức khỏe trước đó hoàn toàn bình thường. Sau khi hỏi về thói quen sinh hoạt, nam sinh cho biết bản thân thường xuyên ăn các loại đồ chiên rán, nướng chứa nhiều dầu mỡ và muối.
Chính vì vậy, theo các bác sĩ, đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim của bệnh nhân. Theo đó, dưới ảnh hưởng của chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo, đường... đặc biệt là ăn quá nhiều thịt đỏ, sau khi tiêu hóa sẽ bị gan chuyển hóa thành oxit trimethylamine. Nồng độ trimethylamine oxit quá cao sẽ gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, các loại dầu xấu, chất béo chuyển hóa, gốc tự do và các chất khác dùng trong thực phẩm chiên rán có thể làm hỏng mạch máu. Dầu khi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao chứa lượng lớn gốc tự do và chất gây ung thư. Khi ăn vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công các tế bào nội mô tim mạch mỏng manh, dẫn đến xơ cứng, vôi hóa, hẹp van tim.
Bên cạnh đó, những người trẻ hiện nay thường chịu áp lực công việc cao, thói quen thức khuya, sử dụng nhiều muối, thuốc lá và rượu cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim.
Cách chiên rán thực phẩm để không gây độc hại
Những món ăn chiên rán vẫn luôn là thực phẩm được nhiều người yêu thích và khó có thể tránh hoàn toàn. Do đó, để giảm tác hại của loại thực phẩm này đối với sức khỏe, các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên trong quá trình chế biến loại đồ ăn này.
Ảnh minh họa.Sử dụng dầu ô liu
Dầu ô liu có lẽ là loại dầu tốt nhất để chế biến các món ăn chiên, xào, dù được nấu ở nhiệt độ cao. Dầu ô liu tính ổn định cao hơn so với các loại dầu ăn động vật, thực vật khác như từ bắp, đậu nành, hoa hướng dương... có nghĩa là các gia đình có thể sử dụng nó lâu hơn các loại dầu chiên khác, mà vẫn duy trì chất lượng và dinh dưỡng của nó.
Khi chọn mua dầu, nên chọn những loại có đề dòng chữ “Virgin” hoặc “Extra Virgin”. Những từ này thể hiện rằng đây là dầu được chiết xuất tự nhiên, ít dùng hóa chất.
Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm cần lưu ý sử dụng dầu mới. Nếu sử dụng dầu cũ đã đóng vụn dầu, thì thực phẩm lúc này sẽ nhanh cháy và mất hết chất dinh dưỡng. Vì vậy, không nên tái sử dụng dầu chiên cũ mà nên thay bằng dầu ăn mới cho mỗi món ăn khác nhau.
Dùng bột chiên không chứa gluten
Sử dụng bột chiên phù hợp rất quan trọng trong việc thưởng thức món ăn mà vẫn không gây hại cho sức khỏe. Hầu hết bột chiên đều chứa gluten, chất giúp bột bám dính vào thực phẩm nhưng chúng cũng hút dầu nhiều.
Thay vì sử dụng những loại bột có chứa nhiều gluten, hãy chọn mua những loại bột có thành phần gluten thấp hoặc không có gluten như bột bắp, bột gạo.
Duy trì nhiệt độ ổn định khi chiên
Nhiệt độ chiên, xào, nấu ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng món ăn, do đó nhiệt độ lý tưởng là khoảng 162-204 độ C. Nếu dầu chiên không đủ nóng đã cho thức ăn vào sẽ khiến thức ăn không chín nhanh và sẽ hấp thụ nhiều dầu hơn.
Một mẹo khác để món chiên không gây ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và sức khỏe là sử dụng các chảo hoặc nồi có lòng sâu thay vì các loại chảo nông để duy trì ổn định tình trạng của dầu.
Ảnh minh họa.Thấm bớt dầu mỡ
Khi ăn, có thể dùng khăn ăn thấm bớt dầu mỡ để giảm lượng mỡ nạp vào cơ thể quá mức, tránh tăng cân do thừa calo. Trung bình một gram chất béo có thể tạo ra 9 calo và số lượng này không nên vượt quá 30% tổng lượng calo một ngày để tránh thừa cân hoặc béo phì.
Đặc biệt, quá nhiều axit béo bão hòa có thể dẫn đến tăng huyết áp, cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giảm lượng muối ăn cùng
Khi ăn đồ chiên rán, nướng... nhiều người vẫn có thói quen chấm gia vị. Điều này sẽ vô tình dẫn đến nạp vào cơ thể lượng muối quá mức cho phép làm tăng gánh nặng bài tiết natri lên thận và làm tăng lượng natri trong máu, huyết áp.
Ngoài ra, việc quá nhiều muối cũng làm tăng nồng độ các ion natri ngoại bào, hấp thụ một lượng lớn nước trong cơ thể gây ra sự gia tăng dịch cơ thể trong mạch máu, dẫn đến cơ thể sưng tấy, phù nề, tăng huyết áp, lâu ngày dẫn đến xơ vữa động mạch vành, hẹp động mạch vành, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
-->23 tuổi mắc ung thư vú vì 2 thói quen khó bỏ của nhiều người trẻ
Phương Anh (Theo Toutiao)