Tăng, giảm đường huyết là triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh thường phải đo đường huyết liên tục nhằm kịp thời điều chỉnh bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc. Tuy nhiên, mất kiểm soát đường huyết cũng có thể xảy ra do ăn uống, dinh dưỡng, mắc bệnh suy giáp (giảm sản xuất hormone tuyến giáp),...
Ảnh minh họa
Mức đường huyết tiêu chuẩn cho người cao tuổi là bao nhiêu?
Lượng đường trong máu ở người lớn tuổi nên được duy trì tương đương với người lớn bình thường. Lượng đường trong máu lúc đói nên được giữ ở mức dưới 5,9 ~ 6,1 mmol/L và lượng đường trong máu hai giờ sau ăn phải được giữ ở mức dưới 7,6 ~ 7,8 mmol/L.
Nếu lượng đường trong máu lúc đói vượt quá phạm vi tiêu chuẩn là 5,9 ~ 6,1, lượng đường trong máu trong vòng hai giờ sau bữa ăn cao hơn 7,6 ~ 7,8, đây có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Đối với người lớn tuổi, khi mắc bệnh tiểu đường, mục tiêu và kết quả điều trị không thể giống như đối với người trẻ tuổi. Vì hạ đường huyết làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát đường huyết lúc đói và sau ăn một cách hợp lý.
Do đó, các bác sĩ khuyến nghị mọi người bên chú ý theo dõi các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể cảnh báo lượng đường trong máu đang rất cao.
Thường xuyên cảm thấy đói
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của người bị tăng đường huyết là dễ cảm thấy đói vì lượng đường trong cơ thể bị đào thải qua đường tiểu và lượng đường trong máu không thể vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể.
Kết quả là một lượng lớn glucose bị mất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, do năng lượng tế bào không đủ hoặc thiếu lượng đường kích thích nên các tín hiệu liên tục được truyền đến não, dễ khiến cơ thể có cảm giác đói.
Tay chân yếu
Với những người dễ bị suy nhược tinh thần và mệt mỏi về thể chất, điều đó có thể cho thấy lượng đường trong máu của họ đang tăng cao và không thể tích hợp vào tế bào, dẫn đến thiếu năng lượng cho các hoạt động sống và trạng thái tinh thần bất thường.
Một số bệnh nhân còn bị ngứa da nhẹ, giảm thị lực trong thời gian ngắn, không thể nhìn thấy đồ vật và hôi miệng.
Ảnh minh họa
Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn
Tình trạng giảm cân nhanh nhưng không có chủ đích có thể do lượng đường trong máu quá cao. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể đào thải đường ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, mang theo lượng calo và chất lỏng ra ngoài, gây sụt cân.
Tăng mỡ bụng
Vòng eo của phụ nữ nên được kiểm soát ở mức 80cm. Vòng eo của nam giới nên được kiểm soát ở mức khoảng 85cm. Nếu số đo vượt quá các chỉ số trên, tình trạng béo bụng sẽ dẫn đến tích tụ nhiều mỡ ở nội tạng và bụng, dẫn đến béo phì vùng trung tâm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và các bệnh mãn tính, dẫn đến tăng đường huyết và tiểu đường.
Đi tiểu thường xuyên
Những người tăng đường huyết có thể bị tăng tần suất và số lượng đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Nói chung, người lớn đi tiểu khoảng 6 đến 8 lần một ngày. Lượng nước tiểu có xu hướng tăng lên trong ngày và về cơ bản duy trì ở mức 1 đến 2 lần vào ban đêm.
Nếu một người đi vệ sinh thường xuyên, chức năng thận có thể sẽ bị suy giảm bất thường, đặc biệt là khi đi tiểu, một số nước tiểu sẽ có mùi khó chịu. Nếu bọt có màu vàng nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu, nước tiểu và chức năng thận để tránh những bất thường.
Làm thế nào để giảm lượng đường trong máu?
Kiểm soát chế độ ăn uống
Tinh bột, đồ ngọt là carbohydrate (carb) được cơ thể phân hủy và hấp thụ dưới dạng đường glucose nhanh hơn, làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu. Hạn chế và thay thế carb đơn giản bằng carb phức tạp có thể làm hạ đường huyết. Cụ thể, hạn chế thực phẩm như tinh bột (cơm, mì trắng...), bánh ngọt, kẹo... và thay rau có tinh bột bằng các loại rau giàu chất xơ, ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu, chống lại các yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường như béo phì và lối sống ít vận động. Tham gia hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm thuyên giảm bệnh tiểu đường. Mọi người nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần để duy trì đường huyết khỏe mạnh.
Điều trị bằng thuốc
Một số bệnh nhân có lượng đường trong máu tăng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có lượng đường trong máu tăng cao phải chọn phương pháp điều trị bằng insulin kết hợp với khuyến nghị của bác sĩ trong những trường hợp đặc biệt .
Phương Anh (Theo Aboluowang)