Trước khi áp dụng phương pháp nắn chân cho con, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để không gây tổn thương cho bé.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh:
– Thiếu vitamin D: dẫn đến việc cơ thể không thể tổng hợp đủ canxi, khiến cho khung xương trở nên yếu ớt hơn, không thể “gánh” được toàn bộ trọng lượng cơ thể, gây nên biến dạng xương, cụ thể chân vòng kiềng, vẹo cột sống.
– Tập cho bé đứng hoặc đi quá sớm: từ 7-9 tháng tuổi đa số các bé sẽ bắt đầu tập “đứng chựng”hoặc đi chập chững vài bước khi được bám vào vật khác, nhưng cũng có 1 số trẻ có thời gian tập đứng lâu hơn, điều này khiến cho các bậc phụ huynh khá “sốt ruột” khi bé nhà mình không bằng“con nhà người ta” và ép buộc bé tập đứng thường xuyên, khiến cho chân trẻ dễ bị vòng kiềng. Bởi trong thời gian này xương chân của bé vẫn còn non yếu, chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ cơ thể của bé trong thời gian dài, nên ống chân dễ bị tác động xấu bởi trọng lượng. Thêm nữa, khi tập đứng hoặc đi quá sớm, bé thường phải gồng người hoặc nhón chân để đứng theo tư thế bế “ép” của bố mẹ, bàn chân không đặt thẳng với trục đi của chi dưới.
– Bồng bế sai cách trong 1 thời gian dài: cặp bé bên hông, trước ngực cho chân quặp vào bụng hoặc địu bé trên lưng trong thời gian dài có thể khiến cho chân bé dễ bị vòng kiềng hơn. Đồng thời, việc cho bé dùng xe tập đi từ sớm (trước 9 tháng tuổi) cũng có nguy cơ khiến bé bị chứng chân vòng kiềng do bé thường nhón chân vì phải bơi trong chiếc xe tập đi kéo dài.
– Bé bị béo phì: trọng lượng của cơ thể vượt mức chịu đựng của bộ xương dẫn đến các biến dạng không mong muốn.
Phương pháp nắn chân cho con (Ảnh minh họa)Cách xử lý tình trạng châm vòng kiềng ở trẻ sơ sinh:
Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý không cần tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.
Nếu trên 1 tuổi (từ 14-15 tháng) bé vẫn bị chân vòng kiềng thì mới cần can thiệp. Khi ở mức độ nhẹ, có thể buổi tối khi đi ngủ bố mẹ dùng vải cuốn buộc hai chân bé lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra, bố mẹ không tự cuốn mà phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là nẹp – bó bột và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.
Kinh nghiệm nắn chân cho trẻ sơ sinh:
Các mẹ cần lưu ý, dưới đây chỉ là cách nắn chân cho con của những mẹ đã có kinh nghiệm cho nên trước khi áp dụng phương pháp này cho bé nhà mình thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để không gây ra bất cứ thương tổn nào cho bé nhé.
Mỗi sáng một lần, mẹ dùng 2 tay vuốt và nắn nhẹ từ phần đùi xuống mắt cá chân, nhưng khi hướng từ trên đùi xuống quá đầu gối phải hơi vuốt vào phía trong (hơi xoay nhẹ 2 chân con vào phía trong để chân đỡ cong vẹo). Nếu có nhiều thời gian hơn, mẹ có thể nắn chân cho bé thường xuyên hơn như khi chơi cùng bé, sau mỗi lần thay tã, tắm cho bé, hoặc bất cứ thời gian nào khi mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh…
Đồng thời, mẹ cũng nên vuốt nhẹ các ngón tay bé xíu của con từ trên xuống để sau này bé có được “bàn tay búp măng” nhé.