Đây là sự kết hợp hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe cho mỗi gia đình, tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến ngộ độc chết người.
Ăn phải bát canh cua thừa, không đun nấu lại sẽ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, nếu không chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cua đồng được biết đến là một trong những thực phẩm giải nhiệt mùa hè rất tốt. Những bữa cơm ngày hè nóng nực của nhiều gia đình, không thể thiếu những bát canh cua nấu với rau đay, mồng tơi… thơm ngon, đậm đà và ngọt mát.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết ăn canh cua đúng cách có thể gây nên những nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Cách đây 1 tuần cả nhà em 1 phen hú vía, phải đưa vợ nhập viện cấp cứu lập tức nếu không chắc giờ em mồ côi vợ rồi quá các anh chị ạ.
Chuyện là thế này, tối hôm trước xảy ra vụ ngộ độc kinh hoàng này nhà em có ăn canh cua, do nhiều quá ăn không hết còn thừa lại khoảng 1 chén ăn cơm. Vợ em vốn tiếc của nên đem cất vào tủ lạnh để dành ngày mai ăn tiếp.
Tối đêm đó, do thằng con nó quấy quá, vợ em dậy muộn không chuẩn bị kịp thức ăn mang theo đi làm cũng như món ăn sáng, cô ấy lấy đại chén canh cua vẫn còn sánh vàng ăn tạm mà chưa kịp hâm lại gì cả. Ăn xong cô ấy còn gọi với lên dặn dò em là tự ăn sáng đi hôm nay vợ nấu không kịp.
Xem thêm : Thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ mà các bà mẹ nên quan tâm
Khoảng 30 phút sau, không nghe tiếng vợ, cũng không nghe tiếng đóng cửa (thường vợ đi làm sớm hơn em), em dẫn thằng con 4 tuổi xuống đi học, thấy vợ nằm trên ghế, mặt mũi tái mét, thở dốc, em hỏi vợ bị sao. Vợ vẫn không trả lời được, em đến đỡ vợ ngồi dậy thì ói luôn 1 đóng vô người em. Sợ quá, em gọi điện nhờ thằng cháu đến đưa con đi học, còn em gọi xe đưa vợ vô bệnh viện. Sau khi nhập viện bác sĩ kết luận vợ bị ngộ độc do ăn phải bát canh thừa.
Theo bác sĩ bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Không nấu canh từ cua chết
Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.
Không ăn cua sống
Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.
Nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Chú ý: trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Những đối tượng không nên ăn cua:Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.
Những ai bị tê tay nhất định phải đọc bài viết này, nguyên nhân sẽ làm bạn bật ngửa
Mẹo rã đông siêu nhanh trong 3 phút mà khỏi cần lò vi sóng, đã thử và thành công