1. Những mẹo dân gian khi mang thai:
Mẹo sinh con sạch và dễ sinh:
- Từ tháng thứ 5 mẹ bầu uống nước mía thường xuyên khi sinh con sạch, bụ bẫm. Nếu ăn nhiều mía vào tháng cuối thai kỳ giúp con tăng cân nhanh, khi sinh không bị da rắn.
- Uống nước dừa, ăn men cơm rượu nếp giúp dễ sinh, sinh con sạch. Nước dừa có thể uống từ tháng thứ 3 để mẹ bầu có nhiều nước ối, con sinh ra cũng trắng trẻo, da dẻ đẹp hồng hào.
meo-vat-dan-gian-cho-me-bau-sinh-con-khoe-nhanh-de-dang
Tuần thai thứ 32-33:
- Mẹ ăn dạ dày heo hấp tiêu để con sinh ra không bị tướt khi mọc răng, đường ruột tốt. Cách này được nhiều mẹ áp dụng và rất hiệu quả đấy ạ. Mẹ áp dụng làm theo công thức bên dưới.
- Cách làm dạ dày hấp tiêu:
Chuẩn bị 1 dạ dày loại nhỏ, hạt tiêu sọ 1 lạng (hoặc chùm tiêu xanh rất thơm và vị cay nồng vừa phải)
Làm sạch dạ dày, nhồi tiêu và khâu tạm bằng chỉ cho tiêu khỏi bung ra ngoài, bỏ lên nồi hấp cách thủy khoảng 30p.
- Khi ăn chỉ ăn phần dạ dày, ăn hết nguyên cái vào đúng tuần thứ 32 và cách 1 tuần sau (tuần 33) ăn thêm 1 lần nữa là được. Đảm bảo với mẹ con sinh ra khỏe mạnh, không cần dùng đến men tiêu hóa hay thuốc thang, kháng sinh gì cả.
Những món mẹ bầu không nên ăn:
- Các loại củ, quả đã bị mọc mầm chứa nhiều độc tố có hại cho thai nhi.
- Rau củ gây động thai: rau răm, đu đủ xanh, táo mèo, gừng, ớt, rau ngót….
- Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc.
- Ăn nhiều ốc con sinh ra nhiều nhớt dãi.
- Măng tươi, măng khô: độc máu
Những món bổ dưỡng, tốt cho con mẹ bầu nên ăn:
- Trứng gà, trứng ngỗng: con sinh ra da trắng, môi hồng, thông minh.
- Cá chép: cháo cá chép giúp an thai, bổ dưỡng, thông minh, sáng mắt.
- Đầu thai kỳ: Uống nhiều nước cam, ăn cải bó xôi, đậu bắp giúp con phát triển toàn diện, thông minh hơn.
- Sữa đậu nành: tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp bé có làn da mịn màng.
- Nước ấm pha mật ong mỗi sáng bổ sung dưỡng chất cho thai nhi, giúp mẹ đỡ bị táo bón.
5 mẹo dân gian giúp mẹ nặn má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng:
Mẹ nào cũng thích con sinh ra có núm đồng tiền duyên dáng, đáng yêu. Vì thế, các mẹ thường truyền miệng nhau những mẹo này cũng không mất công để con được xinh xắn, đáng yêu các mẹ nhé!
- Nựng má trẻ con có lúm đồng tiền: Khi mang thai, mẹ bầu véo nhẹ hoặc xoa hai tay vào lúm đồng tiền của bé nào có lúm đồng tiền rồi dùng 2 tay ấy xoa vào bụng mình, con trai xoa 7 cái, gái xoa 9 cái. Khi làm không được để người khác nhìn thấy nhé.
- Xin trẻ đang có má lúm: Cách này có thể làm công khai là mẹ đến và xin đứa bé có núm: “Cho cô lúm đồng tiền này nha”. Nếu bé gật đầu đồng ý là được, bé sinh ra sẽ có má lúm y như vậy.
- Ăn lựu: Các mẹ chỉ cần ăn nhiều lựu trong thời gian mang thai, bé xinh ra sẽ có lúm đồng tiền xinh yêu.
Quả lựu có nhiều công dụng tốt cho mẹ bầu.
- Hái trộm lựu: Thay vì ăn thì lén lút hái trái lựu ở nhà nào đó, con sinh ra sẽ có má lúm như ý.
– Treo 2 trái lựu trước nhà: Các mẹ rỉ tai nhau mua 2 trái lựu về, cột trái lựu cho cân xứng trước cửa nhà, chỉ làm âm thầm khi không có ai thấy.
2. Tổng hợp mẹo dân gian khi sinh con, mẹ sinh dễ đẻ nhanh:
Dành cho mẹ sắp sinh – bí quyết sinh nhanh:
- Tuần tuổi thứ 35, mẹ ngồi tè giữa ngã 3 đường giúp sinh con dễ dàng. Tuy rằng mẹo này hơi kỳ cục nhưng cách này nhiều mẹ áp dụng và thành công. Mẹ nên đi dạo vào buổi tối với ông xã, rồi lựa chỗ đường vắng mà thực hiện, con sinh nhanh mà dễ cực kỳ.
- Khi gần sinh để sẵn 1 nắm lá tía tô, khi có dấu hiệu chuẩn bị sinh mẹ nấu 1 bát nước tía tô rồi uống cũng giúp sinh dễ, đẻ nhanh.
- Trước khi sinh mẹ nhớ cầm con cá ngựa (dùng để ngâm rượu thuốc) trong tay, lúc sinh dễ dàng và nhanh hơn đấy ạ.
- Khi có dấu hiệu sắp sinh thì nhờ người nhà xay 1 cốc nước rau ngót uống sống, giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh, sạch hơn, tránh bị sót rau.
- Chuẩn bị sẵn men rượu , sinh xong mẹ tán nhỏ hòa với rượu / nước cho sền sệt đắp lên ngực 20-30 phút rồi rửa sạch, giúp sữa về nhanh nhiều hơn. Những ngày đầu nếu sữa chưa về hoặc bé không chịu ti thì mẹ cố nặn sữa non đút cho con, sữa non này chứa nhiều kháng thể, rất quý, trẻ mới sinh phải được uống sữa mẹ đầu tiên mới tốt.
Dành cho các mẹ mới sinh:
- Ngay khi xuất viện sau sinh, về nhà ăn cơm trưa – tối xong rang 1kg muối hạt, bỏ vào tờ báo hoặc khăn vải cuộn lại, nằm sấp đè lên đến khi nguội, cách này giúp nhanh xuống bụng, bụng nhỏ gọn, bụng nhanh phẳng như thời con gái.
- Nếu sinh thường bị rạch tầng sinh môn thì khi từ viện về, rửa nước muối ấm pha loãng hàng ngày 1-2 lần/ ngày là hết sưng, cảm giác sạch, dễ chịu, vết thường nhanh lành.
- Mẹ cho bé bú tuyệt đối sau khi sinh không được uống cam hoặc hoa quả chứa nhiều vitamin C sẽ làm bé bị đi ngoài. Trẻ sơ sinh thường bị xì xoẹt hoa cà hoa cải, mẹ chủ quan không biết không phân biệt được.
3. Những mẹo dân gian nuôi con sau khi sinh, mẹ khỏe con ngoan:
Mọc răng không sốt
Lấy giá đỗ khua vào miệng con lúc con được 3 tháng 10 ngày, khi khua nhớ đọc câu “răng mọc như giá, mọc răng không sốt”. Con mình và con nhiều người bạn mình biết mọc 4 răng một lần mà không bị đau sốt gì, chỉ hơi biếng ăn.
Khi mới sinh xong, để sữa thơm, sữa về nhanh:
- Đun sôi ít nước với 7 cái lá mít (con trai), dùng lược nhúng vào nước lá mít vuốt xuôi bầu ngực khi mới sinh.
- Muốn sữa về nhanh sau sinh:
Cách 1: Trộn rượu trắng và men cho thật mềm, đắp xung quanh ngực trong 20 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, sữa sẽ chín và thơm ngon hơn. Đảm bảo hiệu quả vì nhiều mẹ áp dụng thành công, sữa rất nhiều, con bú bên phải phải ngăn lại bên trái nếu không sẽ chảy tùm lum. Hoặc xoa bóp massage trong 15 phút mỗi bên cho thông tia sữa rồi lau lại bằng khăn ấm.
Cách 2: Ăn châu chó, móng giò heo hoặc rau ngổ nấu chung với rau nào đó sữa sẽ về căng cả ngực.
Khi bé rụng rốn:
Khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào ít phèn chua đã nướng giã nát, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó đắp lên rốn bé đến khi gạc khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 làn là được, con ăn gì cũng không bị đau bụng vặt dù thức ăn cũ hay lạnh bé ăn vẫn không đau bụng, nặng lắm uống chừng gói probio là khoẻ re. Đấy là 1 vài kinh nghiệm mình áp dụng và thấy đúng với con mình.
Bé khóc dạ đề:
- Hơ lá trầu trên bếp cho ấm rồi đắp lên rốn bé, ấp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang con, lát sau bé sẽ ngủ yên và không khóc nữa, nhất là những bé khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
- Hạt bìm bìm 7-9 hạt giã nát, trộn với nước ấm thành hỗn hợp sệt nhão. Trước khi trẻ ngủ, đắp bột lên rốn, dùng băng dính cố định. Có thể mua hạt bìm bìm ở cửa hàng Đông dược.
- Nếu có tằm tự nhiên thì nhặt lấy những con bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hoặc lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào hũ dùng dần. Dân gian gọi đây là “tằm vôi”, đông y gọi là bạch cương tàm, cương tàm, cương trùng, thiên trùng… Khi trẻ bị chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy vài con tằm giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân trẻ, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.
Làm sạch lưỡi bé
Xay nước rau ngót lấy nước cốt, thêm ít mật ong, chấm nước này vào miệng bé bằng tăm bông ngoáy tai, trước khi dùng phải hấp mật ong trước cho sạch sẽ.
Có thể dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé cũng rất sạch.
Chữa bé bị trớ
Tìm đọt tre (lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre) đun nước cho bé uống khi bé bị trớ. Con trai 7 đọt, con gái 9 đọt..
Cháu mình bị trớ khủng khiếp, đến lúc ăn cháo vẫn trớ, có ngày đến chục lần, cả nhà hoảng, đưa đi khám BV cũng không tìm ra nguyên nhân, gửi thuốc tây tàu đều không khỏi, thuê người giúp việc về thì người giúp việc đến thấy cháu ăn là xin nghỉ luôn, vậy mà không hiểu sao, may mắn cháu lại hợp với bài thuốc này.
Bài thuốc này tình cờ ông xã mình ngồi vui chuyện kể về vụ cô cháu con em gái bị trớ, trong mâm có một anh con cũng bị tương tự và đã chữa khỏi nên mách. Sau đó cứ bé nào hay trớ mình lại mách và thấy cũng khỏi. Các mẹ thử xem nhé.
Bé bị rôm sẩy
Bé bị rôm sảy: lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm. Cá nhân em thấy lá kinh giới hiệu quả hơn khổ qua.
Chữa ho, cảm cúm hắt xì:
- Cho bé ăn tỏi nướng ngay khi thấy bé có biểu hiện chảy nước mũi. Tỏi nướng lên thơm, ngọt nên trẻ rất thích ăn, bé còn nhỏ thì ăn 1 tép, lớn thì 2-3 tép, ngày 203 lần tùy nặng nhẹ, đảm bảo ngay hôm sau sẽ hết chảy mũi và hắt xì. Lưu ý là bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong thôi nhé, chứ để thò lò mũi xanh rồi thì vẫn ăn được nhưng lâu khỏi hơn
- Bé ho: hấp quất (tắc) + đường phèn ( dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, giúp tiêu đờm.
Bé bị táo bón:
Bẻ ngọn mùng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau, từ từ nhẹ nhàng đẩy đọt mùng tơi vào hậu môn của bé, lấy ra đẩy vào nhiều lần, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ngay. Không nên dùng đồ bơm dễ làm tổn thương vì hậu môn bé còn non, đọt mùng tơi nhiều chất nhờn sẽ không gây hại cho bé.
Bé bị đi ngoài:
- Nếu bé bị đi ngoài xì xoẹt cả ngày, mẹ mua 1 lọ nước vôi nhì, cho bé uống vài giọt ngày 2 lần, chỉ 2 ngày là khỏi.
- Bé đi tướt: Có một mẹo nhỏ lúc mới sinh được 1 tuần, mua 1 cái mật lợn, trần qua nước nóng cho tái đi 1 chút rồi cho ra chén cho bà đẻ uống, chấm 1 ít lên miệng bé bằng tăm bông. Uống khoảng 3-4 cái thì bé sẽ không bị đi tướt, sau này mọc răng cũng không bị đau.
- Bé tiêu chảy: nếu bé bú mẹ thì mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà để uống– Con bị tiêu chảy, mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà. Nếu con đã biết ăn thì cho con ăn.
Bé đi tiêm phòng về không sốt:
- Trước ngày cho trẻ đi tiêm, mẹ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm cũng phải cho con ti nhiều để tránh bị mất nước, kháng sinh trong tía tô giúp con không bị sốt.
- Nếu bé dùng sữa ngoài thì mẹ giã lá tía tô với nước ấm rồi cho bé uống.
- Sau khi tiêm, dùng bông tiêm day day cho đến khi khô, rồi chườm lạnh bằng khăn đã để lạnh cất trong túi bảo quản sữa để giữ lạnh.
- Dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé không đau và giảm được sốt, không quấy khóc.
- Khi bé bị sốt mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) đắp vào gan bàn chân, tay, trán. Hoặc giã lá diếp cá cho bé uống, mẹ ăn lá tía tô cho con bú sữa cũng giúp bé hạ sốt.
Bé bị bớt/ chàm:
- Mỗi lần cho con bú đêm mẹ lấy nước miếng mình bôi lên chỗ bớt, chàm sẽ hết. Hoặc lấy lưng con tôm rảo đánh lên chỗ bị chàm, bớt lúc con ngủ cũng sẽ hết.
Một số mẹo nuôi con chăm con khác:
- Khi mẹ cho bé ra ngoài thì đem theo củ tỏi, 1 con dao hoặc kéo. Có người lại mang theo chiếc đũa quệt nhọ nồi.
- Đặt đầu giường bé vật sắt như dao, kéo cho bé khỏi giật mình. Người miền Nam thường cho bé đeo vòng làm bằng cây dâu tằm.
- Khi con được 3, 4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cũng giả vờ đưa thìa, đũa vào miệng con như cho con ăn vậy để sau này con ăn dặm sẽ dễ hơn, các cụ nói là “nhanh biết ăn”.
- Khi con chậm biết đi, mẹ mua cá chuối (cá quả/cá lóc) đập nhẹ vào chân con trai 7, gái 9 cái, con sẽ nhanh biết đi hơn.
– Khi con bập bẹ biết nói, khi nấu canh, mẹ cho con nếm thử vừa nếm vừa hỏi “có vừa không? có ngon không?” con cũng nhanh biết nói.
– Con không may bị méo đầu, mẹ bế con đụng nhẹ vào tường vừa đụng vừa nói “đọng đầu vào tường”, trai 7, gái 9 lần, đầu con sẽ dần tròn lại. Hồi con mình 1 tháng, mình không để ý xoay đầu cho con nên giờ nẹm 1 bên, bé lại không chịu nằm quay đầu sang bên con lại nên giờ 5 tháng rùi vẫn chưa hết. Mình cũng mới làm thử phép này. Mấy hôm nay lại thấy con hay nằm sang bên kia, đầu cũng đỡ nẹm hơn chút ít rồi.
Có bệnh vái tứ phương, mẹ hãy lưu những mẹo dân gian này lại biết đâu có lúc dùng đến. Có thể những mẹo dân gian đã bị lỗi thời nhưng có nhiều kinh nghiệm rất hay và đúng đấy ạ. Chúc các mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh, xinh đẹp, thông minh với mẹo dân gian mang thai, sinh con, nuôi
Những ai bị tê tay nhất định phải đọc bài viết này, nguyên nhân sẽ làm bạn bật ngửa
Mẹo rã đông siêu nhanh trong 3 phút mà khỏi cần lò vi sóng, đã thử và thành công