Sách giáo khoa tiểu học thời xưa: Bình dị mà đậm tính nhân văn

05/11/2020 10:13
Sách giáo khoa tiểu học thời xưa chú trọng những giá trị đạo đức truyền thống, gồm nhiều bài thơ văn giản dị nhưng giàu lòng yêu thương, từ yêu thương gia đình, thầy cô, đến đồng bào, quê hương, đất nước…

Sách giáo khoa tiểu học thời xưa chú trọng những giá trị đạo đức truyền thống, gồm nhiều bài thơ văn giản dị nhưng giàu lòng yêu thương, từ yêu thương gia đình, thầy cô, đến đồng bào, quê hương, đất nước…

Sách giáo khoa tiểu học thời xưa: Bình dị mà đậm tính nhân văn

Sách giáo khoa tiểu học thời xưa. (Ảnh: t/h) Nội dung, tư tưởng trong sách giáo khoa tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nó in sâu vào tâm trí trẻ từ những ngày đầu cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành.Khi đề cập đến vai trò của sách giáo khoa bậc tiểu học, nhiều nhà giáo dục luôn nhắc đến bộ sách Quốc văn giáo khoa thư của ông Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Văn Ngọc và Đặng Đình Phúc, xuất bản từ những năm 1930 – 1940. Đây là một trong những cuốn sách giáo khoa Việt ngữ được dạy ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên nửa đầu thế kỷ 20.Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17, thành hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc xây dựng nền giáo dục theo chủ nghĩa Mac-Lenin, hướng đến chủ nghĩa xã hội. Trong khi Miền Nam theo chính thể tự do. 

“Tiên học lễ, hậu học văn”

Tinh thần chung của nền học vấn miền Nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải đi trước một bước. Vì vậy thời đó, trường nào cũng có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” treo ở những vị trí quan trọng nhất trong mỗi phòng học. Nhờ thế, tinh thần trọng lễ không chỉ luôn ở trong tâm tưởng mọi giáo chức, mà còn lan tỏa rộng khắp mọi giai tầng xã hội, tạo thành xu thế học tập chú trọng cả đức lẫn tài để chuẩn bị đầy đủ cho thế hệ tương lai trở thành những người hữu dụng với bản thân, gia đình, xã hội.Vì thế chương trình môn Quốc văn bậc tiểu học là dựa theo nội dung các bài học về đạo đức trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư để soạn chương trình phù hợp với hoàn cảnh mới.Theo chủ trương, một chương trình có thể có nhiều sách giáo khoa, chỉ cần theo chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Các soạn giả sách giáo khoa được tự do chọn bài, trích dẫn từ các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng hoặc tự sáng tác thơ, văn theo chủ đề giảng dạy để đưa vào sách. Giáo viên cũng có quyền chọn sách giáo khoa để giảng dạy. Nhờ vậy, các soạn giả luôn cố gắng soạn ra những sách giáo khoa có giá trị và ra sức cải tiến cả về hình thức lẫn nội dung cho những lần xuất bản sau.Ngoài sách giáo khoa, giáo viên có thể sử dụng tác phẩm của những nhà văn có uy tín để bổ sung cho bài học, như cuốn Tâm Hồn Cao Thượng (nguyên tác Grand coeurs của Edmond de Amicis. Dịch giả: Hà Mai Anh), Thơ ngụ ngôn (Les Fabres de la Fontaine, Dich giả: Nguyễn văn Vĩnh)…

Sách giáo khoa tiểu học thời xưa: Bình dị mà đậm tính nhân văn

Một lớp tiểu học ở miền Nam trước 1975. Dân tộc Việt Nam sính thơ nên ngay cả trong lĩnh vực giáo dục cũng có thói quen sử dụng thơ ca. Nhìn lại một số sách giáo khoa cũ, có thể thấy về hình thức, hầu hết đều là những bài thơ lục bát, song thất lục bát hoặc thơ mới,… Để phổ biến kiến thức, các nhà Nho thuở trước dạy dân, cũng quen dùng cùng một thể loại văn vần để giúp người học dễ thuộc nằm lòng, chẳng hạn như:…Năm châu quanh mặt địa cầu,Á Châu lớn nhất, Mỹ Châu thứ nhì.Châu Âu, châu Úc, châu Phi,Mỗi châu mỗi giống sắc chia rành rành…(“Bài hát kể đường đất nước ta”)   

Các bài học mang đậm tính nhân văn 

Sách giáo khoa bậc tiểu học của Miền Nam trước 1975 chú trọng những vấn đề luân lý đạo đức truyền thống, vẫn hàm chứa nội dung đạo đức trong các sách giáo khoa cũ của thế hệ 1940. Dưới đây là một số bài tiêu biểu về tình thương yêu đồng bào, lòng biết ơn đối với mọi người trong xã hội, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu nhân loại.Theo truyền thống của người Việt Nam, tình thương yêu không chỉ dành cho trong gia đình, mà mở rộng đến cả đồng bào và đồng loại. Một giá trị tốt đẹp của con người là lòng nhân đạo. Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. Quốc văn giáo khoa thư mượn bài thơ trong gia huấn ca để dạy học sinh:Thấy người hoạn nạn thì thương,Thấy người tàn tật lại càng trông nom,Thấy người già yếu ốm mòn,Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.Trời nào phụ kẻ có nhân,

Theo tinhhoa.net

Sách giáo khoa tiểu học thời xưa: Bình dị mà đậm tính nhân văn - Đời Sống