Nhiều cư dân mạng đang rất bức xúc về chương trình "Sing my song" thúc hối thí sinh sáng tác theo kiểu “gà công nghiệp”.
"Sing my song" - Bài hát hay nhất là chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc được mua bản quyền và quyền phân phối từ Sing my song của ITV Network (Anh). Việt Nam là quốc gia châu Á thứ hai (sau Trung Quốc) sản xuất và phát sóng chương trình này.
Đây là chương trình được chọn để thay thế Bài hát Việt, vốn đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” vào năm ngoái, với mục tiêu tìm kiếm những tác giả trẻ có khả năng vừa sáng tác vừa thể hiện ca khúc. Các thí sinh được chọn sẽ làm nhạc theo chủ đề mà chương trình và HLV đưa ra, từ đó mỗi đội sẽ tiếp tục chọn ra 5 thí sinh vào bán kết.
Khi vừa ra mắt ở Trung Quốc, "Sing my song" đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt với giới trẻ. Nhiều sáng tác đã trở thành hit và được khán giả trẻ nằm lòng. Nhiều gương mặt bước ra từ cuộc thi đã trở thành ca nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng của thị trường nhạc Hoa ngữ.
Chính từ những sức hút và sự hấp dẫn tạo được từ phiên bản Trung Quốc, khi thông tin "Sing my song" sẽ ra mắt phiên bản Việt Nam nhận được nhiều sự chờ đợi của khán giả trẻ. Bởi trước đó, có khá nhiều chương trình âm nhạc dành cho các ca sĩ trẻ nhưng lại thiếu đi sân chơi cho giới sáng tác. Thế nhưng, sau khi phát sóng được vài tập thì chính khán giả lại lắc đầu ngao ngán và có phần thất vọng vì chương trình này.
Sing my song được khen ngợi khi có dàn HLV chuyên môn cao
Không phủ nhận nhiều tài năng trẻ đã được phát hiện và được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, chỉ đến vòng 2 với thử thách các thí sinh tập trung trong ngôi nhà chung và trong 24h phải sáng tác một ca khúc theo chủ đề hoặc từ khoá mà các Huấn luyện viên đưa ra lại nhận nhiều chỉ trích. Vì không ít người đã cho rằng chương trình đang yêu cầu về sáng tạo theo một cách kém sáng tạo nhất. Cứ như nuôi gà công nghiệp và dùng tác động mạnh buộc nó phải đẻ trứng nhanh nhất.
Rất nhiều khán giả đã lên tiếng: “Thật nực cười là các thí sinh vào qua vòng tiếp theo bằng một việc: nhốt vào trại sáng tác và trong thời gian ngắn (24h) phải nặn ra một tác phẩm - dưới sự cổ vũ bởi các Huấn luyện viên - chính là BGK… Âm nhạc Việt Nam vốn đang thiếu sự hồn nhiên phá cách... đừng ép các nhạc sĩ trẻ vào cái khuôn khổ mà chính các anh đang loay hoay trong đấy không giãy ra nổi”. Hay: “Tôi cũng nghĩ nghệ thuật không nên uốn nắn cưỡng ép, đó là thứ không cần biên độ, niêm luật hay rào cản. Lại không nên quy định bất cứ luật lệ, tư tưởng nào. Nó cứ như nước chảy hoa trôi vậy, ấy mới là hy vọng"...
Đứng trước sự chỉ trích từ khán giả, các huấn luyện viên của chương trình cũng bày tỏ quan điểm riêng. Theo nhạc sĩ Giáng Son, thử thách này nằm trong format của chương trình và xét ở góc độ làm nghề, đây là điều rất bình thường: “Nhiều lúc trong sáng tác thì bài hát mới ra. Đây là một thử thách để các bạn quen với cuộc đời khắc nghiệt sau này. Trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp thì không thể nào cứ cảm hứng được, phải có hạn định về thời gian, sáng tác mà phải chờ hứng thì bao giờ mới xong. Gà công nghiệp ư? Vấn đề chẳng phải nằm ở cách nào, mà là bài hát có hay hay không”.Tuy nhiên, nữ nhạc sĩ cũng thấy có đôi chỗ không hợp lí: “Tôi chỉ thấy fortmat này “ác” ở chỗ sau 24 tiếng sáng tác xong thì có 3 bạn bị loại luôn mà không được lên sân khấu trình diễn. Lý ra nên để họ trình diễn trước công chúng để sáng tác, công sức ấy một lần được tiếp cận công chúng”.Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cũng lên tiếng: “Trong một một điều kiện như nhau nhưng thí sinh này làm tốt hơn thí sinh khác, điều đó cũng chứng tỏ không ít về việc ai bản lĩnh hơn, ai yếu hơn. Trong trường hợp đó là một thí sinh có tài nhưng chỉ sáng tác được theo cảm hứng, dù chúng tôi có biết rõ thế thì trong cuộc chơi này chúng tôi cũng loại bạn ấy”.
Phía người xem có cái lí riêng của họ khi chứng kiến một chương trình mình từng xem ở phiên bản nước ngoài quá hay nay về Việt Nam lại có những hạt sạn, những thiếu sót khó lòng cấp nhận. Chưa kể, họ dành nhiều tình cảm yêu mến cho thí sinh thì việc bất mãn trước quy luật khắc nghiệt khiến người ấy bị loại cũng dễ hiểu. Về khía cạnh chương trình, khi kí hợp đồng mua bản quyền chương trình "Sing my song" về Việt Nam, hẳn nhà sản xuất cũng phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt về vấn đề format.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây, nếu đã tổ chức cuộc thi thì nên tuyển chọn kĩ lưỡng ngay từ vòng sơ tuyển. Các thí sinh năm nay, trừ vài gương mặt mới toanh như: Lê Thiện Hiếu Bùi Công Nam, Cao Bá Hưng... Các thí sinh nổi bật còn lại đều là những gương mặt cũ, là những ca nhạc sĩ có tiếng trong thị trường âm nhạc Việt như: nhóm MTV, Phạm Hồng Phước, Ưng Đại Vệ.... Họ đã trải qua sự đào thải khắc nghiệt và có kinh nghiệm trước áp lực tâm lí nên tất nhiên tâm thế cũng vững hơn các gương mặt trẻ khác. Chưa kể, công việc sáng tác và ca hát không chỉ là sở thích mà còn là cần câu cơm hằng ngày của họ, cộng với kinh nghiệm sống phong phú thì việc sáng tác dưới sức ép của thời gian hoàn toàn không có gì đáng ngại.
Điều duy nhất thí sinh lẫn khán giả nên chấp nhận là đã đam mê, muốn toả sáng và chấp nhận thi thố thì phải ép mình vào những thứ khó khăn và vượt lên trên cái mà người ta thường không làm được. Thế nhưng, ban tổ chức cần "nới lỏng" quy luật, không nên cứng nhắc dựa vào formar. Bởi người làm nghệ thuật thì cảm hứng nghệ thuật thăng hoa bất chợt trong giây phút chứ không thể "nhốt" và "ép" để thu hoạch được những quả trứng vàng chất lượng tuyệt hảo.
Xem thêm : Những video hai huoc hot nhất trong tuần
Xem thêm : gach op tuong cau thang cho ngôi nhà của bạn